• Hiển thị 1-7 của 7 tin nhắn. Mạch tin nhắn
    Đã gửi cách đây 5413 ngày
    avatar

    Eo, cái vấn đề mặt trăng quay quay đó còn liên wan đến thủy triều nữa và còn có công thức (it makes me sick) tớ dốt toán lắm =.=!

    Đã gửi cách đây 5413 ngày
    avatar

    Chuyển động của Mặt Trăng Trước hết, bạn đã nắm được rằng Mặt Trăng có sự biến đổi các pha trong một chu kì chuyẻn đông của nó (tròn/khuyết...), mỗi chu kì của trăng dài hơn 29 ngày và ta gọi đó là tuần trăng. Khi bạn quan sát chuyển động của Mặt Trăng trên thiên cầu, bạn có thể để ý thấy 2 điều đặc biệt cơ bản của nó:

    Mỗi ngày Mặt Trăng lại lệch nhiều hơn về hướng Đông so với nền trời sao (background stars)

    Trong bất cứ pha nào của chu kì, Mặt Trăng luôn hướng cùng một mặt của nó về Trái Đất.

    Một số đặc điểm khác:

    Mặt Trăng chuyển động rất nhanh mỗi đêm trên Thiên cầu, mỗi giờ nó lệch về hướng Đông (hướng chuyển động của nó quanh Trái đất) hơn 0,5 độ, có nghĩ là cứ đúng 24 giờ sau, khi quan sát bạn sẽ thấy Trăng gần chân trời Đông hơn 13 độ.

    Việc thay đổi vị trí sau mỗi đêm này cho thấy tốc độ quay khá nhanh của Mặt Trăng quanh Trái đất. Khoảng cách từ Trái Đất đén Mặt Trăng lớn hơn 30 lần bán kính Trái Đất

    Mặt Trăng quay quanh Trái đất theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Quĩ đạo của nó có hình elip gần tròn với độ lệch khoảng cách của điểm xa nhất vàđiểm gần nhất chỉ có 6%. Chu kì quĩ đạo của nó là 27,3 ngày.

    Quĩ đạo của Mặt Trăng hơi lệch so với quĩ đạo chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời. Vì thế nên khi quan sát đường đi của nó trên Thiên Cầu, bạn thấy đường đi của nó lệch so với Hoàng Đạo một góc 5 độ 9 phút. Các pha của Mặt Trăng Cũng như các hành tinh, Mặt Trăng không thể có ánh sáng riêng của nó, ánh sáng nó có được là do sự phản xạ lại ánh sáng của Mặt Trời. Vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên sẽ có những thời điểm, một phần ánh sáng Mặt Trời chiếu đến nó bị Trái đất cản mất. Và vì thế, khi quan sát nó từ Trái đất, bạn sẽ thấy sự biến đổi về hình dáng vùng được chiếu sáng của nó. Các pha của Mặt Trăng thường có 8 pha : New (trăng đầu tháng), Waxing Crescent (lưỡi liềm), First quarter (bán nguyệt), waxing gibbous (trăng khuyết), full (trăng tròn), waning gibbous (khuyết cuối tháng), 3rd quarter (bán nguyệt), waning crescent (lưỡi liềm già) Chu kì pha của Mặt Trăng là 29,5 ngày. Tại sao mà chu kì này lại dài hơn chu kì quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng? Đó là vì khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất thì bản thân Trái Đất cũng luôn có chuyển động quanh Mặt Trời. Do đó khi Mặt Trăng hoàn thành được một chu kì quĩ đạo thì Trái Đất đã di chuyển được thêm một đoạn trên quĩ đạo của nó, vì thế Trăng cần mất thêm 2 ngày để duổi kịp sự chuyển động quanh Mặt Trời đó để lại có một hình dạng như cũ.

    Những điểm đặc biệt nhất

    Mặt Trăng có chu kì tự quay trùng khíp với chu kì quay quanh Trái Đất của nó. Do đó mà như bạn đã biết, nó luôn luôn hướng cùng một mặt về Trái Đất

    Tỷ lệ bán kính của Mặt Trăng và Mặt Trời vừa bằng tỷ lên khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và đến mặt Trời. Điều này gây ra một viẹc, đó là khi Nhật thực xảy ra, Mặt Trăng che chồng khít lên Mặt Trời.



    Đã gửi cách đây 5413 ngày
    avatar

    Trên mặt trăng có thể nhảy cao hơn trên trái đất bao nhiêu?

    Giả sử rằng vận động viên giỏi nhất có thể nhảy qua mức xà 2,42 mét. Con số này chưa phải là lớn lắm, nhưng chúng ta chỉ có thể tăng kỷ lục lên một chút nữa mà thôi, vì không thể thắng được lực hút trái đất. Còn nếu như cuộc thi tổ chức trên mặt trăng, kỷ lục sẽ được lập ra sao?

    Định luật lực hấp dẫn giải thích rằng: lực hấp dẫn và khối lượng của hai vật thể tỷ lệ thuận với nhau. Dựa vào định luật đó, có lẽ bạn sẽ nói rằng: khối lượng của mặt trăng bằng 1/81 khối lượng trái đất, trọng lượng của một người trên mặt trăng sẽ giảm đi 81 lần, và nếu trên mặt đất người ấy nhảy được 2,42 mét, thì trên mặt trăng anh ta sẽ lên tới độ cao 200 mét!

    Thực tế không phải vậy.

    Vừa rồi chúng ta mới chỉ nói đến nửa đầu của định luật hấp dẫn mà chưa nói đến phần sau, phát biểu rằng: lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai vật thể. Bán kính của mặt trăng chỉ bằng 27% bán kính trái đất, như vậy rõ ràng là khoảng cách giữa người tới trung tâm mặt trăng ngắn hơn nhiều khoảng cách tới trung tâm trái đất, trong khi đó trọng lượng của con người lại tăng một cách tương đối. Bởi vậy khi con người lên mặt trăng, không phải trọng lượng giảm đi chỉ còn bằng 1/81 so với khi ở trái đất, mà chỉ giảm còn bằng 1/6 thôi.

    Từ phép tính tổng hợp gồm khối lượng và bán kính mặt trăng, chiều cao của vận động viên, ta có đáp số chính xác là: trên trái đất vận động viên nhảy cao tới 2,42 mét thì trên mặt trăng anh ta có thể nhảy cao 9 mét.

    Đã gửi cách đây 5413 ngày
    avatar

    Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Nó được ký hiệu bởi hình Unicode: ☾. Khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384.403 kilômét. Đường kính Mặt Trăng là 3.476 kilômét.



    Từ giữa năm 1969 đến 1972, chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã đưa 12 người lên Mặt Trăng, người đầu tiên là Neil Armstrong và Buzz Aldrin trong Apollo 11. Trước đó, Mặt Trăng đã là mục tiêu của nhiều cuộc đổ bộ và thám hiểm vòng quanh của các tàu vũ trụ, bắt đầu với tàu Luna 1 của Xô viết năm 1959.


    Quỹ đạo


    Mô tả hiện nay

    Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo gần như một quỹ đạo tròn. Nó cần khoảng một tháng để quay một vòng quanh quỹ đạo. Mỗi giờ, Mặt Trăng di chuyển so với nền sao một cung có độ lớn xấp xỉ bằng đường kính góc của nó tức là khoảng 0,5°.


    Khi nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh khối tâm của hệ, một điểm cách tâm Trái Đất chỉ 4700 km, ngược chiều kim đồng hồ, cùng chiều với chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.


    Khác với hầu hết các vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng có mặt phẳng quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo chứ không gần mặt phẳng xích đạo của hành tinh (Trái Đất). Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5° so với mặt phẳng hoàng đạo. Giao điểm của hai mặt phẳng này trên thiên cầu là 2 điểm nút mặt trăng.


    Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng.


    Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc đó Mặt Trăng trên mặt phẳng hoàng đạo, tại một trong hai điểm nút mặt trăng, đồng thời ở vào pha trăng mới (mồng một âm lịch, hay sóc lịch).

    Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc đó Mặt Trăng trên mặt phẳng hoàng đạo, tại một trong hai điểm nút mặt trăng, đồng thời ở vào pha trăng tròn (rằm âm lịch).


    Biến đổi theo thời gian

    Các tham số quỹ đạo của Mặt Trăng thay đổi chậm theo thời gian, chủ yếu do tác động của lực thủy triều giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng bóp méo thủy quyển trên Trái Đất, gây ra thủy triều. Chu kỳ lên xuống của thủy triều trùng với chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, nhưng thủy triều bị trễ pha so với Mặt Trăng. Sự trễ pha này gây ra bởi việc Trái Đất tự quay quanh trục, và bề mặt cứng của nó gây ma sát cho thủy quyển. Kết quả là, một phần mômen động lượng tự quay của Trái Đất được chuyển dần sang cho mômen động lượng quỹ đạo của Mặt Trăng. Mặt Trăng dần đi xa ra khỏi Trái Đất, tốc độ ra xa hiện nay khoảng 38 mm một năm. Đồng thời Trái Đất cũng quay chậm lại, ngày trên Trái Đất sẽ dài thêm ra 15 µs mỗi năm.


    Lực thủy triều trong quá khứ cũng đã làm chậm chuyển động tự quay của Mặt Trăng lại. Đến ngày nay, tốc độ tự quay này đã chậm lại đến một giá trị cân bằng đặc biệt, khiến Mặt Trăng đi vào trạng thái quay đồng bộ, tức là luôn hướng một mặt về Trái Đất: tốc độ góc tự quay đúng bằng tốc độ góc quay trên quỹ đạo.


    Thực ra quỹ đạo Mặt Trăng không tròn tuyệt đối (có độ lệch tâm dương) và việc nói Mặt Trăng luôn quay một mặt về phía Trái Đất cũng là gần đúng. Mặt Trăng, như mọi vật chuyển động trên quỹ đạo Kepler, chuyển động nhanh hơn ở cận điểm quỹ đạo và chậm hơn ở viễn điểm quỹ đạo. Điều này giúp ta thấy thêm khoảng 8 kinh độ mặt bên kia của Mặt Trăng. Ngoài ra, quỹ đạo Mặt Trăng cũng nghiêng so với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất, nên ta cũng thấy thêm 7 vĩ độ mặt bên kia. Cuối cùng, Mặt Trăng nằm đủ gần để một người quan sát ở xích đạo suốt một đêm, sau khi di chuyển khoảng cách bằng đường kính Trái Đất nhờ sự tự quay của Trái Đất, nhìn được thêm 1 kinh độ mặt bên kia.

    Đã gửi cách đây 5413 ngày
    avatar

    Vì vận tốc tự xoay quanh trục của mặt trăng gần bằng vận tốc mặt trăng xoay quanh trái đất, nên từ mặt đất người ta chỉ nhìn được một mặt của mặt trăng, hay mặt trăng luôn chỉ quay 1 mặt về trái đất. Giống như người ta cột một sợi dây vào trái banh, rồi quay trái banh đó quanh đầu, thì người ta chỉ nhìn thấy 1 mặt của trái banh, dù có quay đầu đi đâu đi nữa.

    Đã gửi cách đây 5413 ngày
    avatar

    Sự hình thành hệ mặt trời việc hình thành Thái dương hệ được bắt đầu từ sau khi Côpecnich, Kepler khám phá ra quy luật chuyển động của các hành tinh và Newton khám phá ra hiện tượng hấp dẫn của vật chất trong vũ trụ. Vào giữa thế kỉ mười tám, nhà triết học người Đức là Căng lần đầu tiên đã nêu lên sự tiến hoá của vũ trụ. Ông cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám tinh vân khổng lồ. Tiếp đó, Laplatxơ cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám khí bụi khổng lồ. Khối khí bụi từ từ quay quanh trục và ở trung tâm khối là một nhân cô đặc. Thể tích khối khí bụi nhỏ dần, co lại do lực hấp dẫn làm nó quay nhanh hơn. Đến một tốc đọ quay nhất định, lực ly tâm của vành vật chất ở xích đạo lớn hơn lực hấp dẫn, vành này tách khỏi trung tâm và tiếp tục quay như trước. Khối trung tâm tiếp tục quay nhanh hơn dẫn đến việc tách ra của vành vật chất thứ 2 , thứ 3 .v.v.... Do sự phân bố vật chất trong các vành không đều nên vật chất trong vành dần tích tụ thành phôi thai của hành tinh. Mỗi phôi thai đó lại quay nhanh dần làm tách ra các vành vậtchất tạo thành vệ tinh. Phần khối khí còn lại ở trung tâm tạo thành Mặt trời.

    CÁC HÀNH TINH THÁI DƯƠNG HỆ : 1-Thuỷ tinh: Cách mặt trời 58 triệu km, có khối lượng bằng 0,05 khối lượng trái đất nhưng là hành tinh có khối lượng riêng lớn nhất trong hệ mặt trời. Thuỷ tinh quay quanh mặt trờihết 88 ngày và quay quanh trục hết 58 ngày đêm trái đất. 2-Kim tinh: Cách mặt trời 108 triệu km, có khối lượng bằng 0,82 khối lượng trái đất và bán kính xích đạo bằng 0,95 bán kính xích đạo trái đất. Một năm sao Kim dài bằng 225 ngày đêm trái đất và một ngày của nó dài từ 20-24 ngày đêm trái đất. 3-Hoả tinh: Cách mặt trời 228 triệu km. Sao Hoả có hai vệ tinh đều nhỏ hơn mặt trăng của trái đất. Khối lượng của nó bằng 0,12 khối lượng trái đất, nó tự quay quanh trục theo chu kì 24h37mn và quay quanh mặt trời hết 687 ngày đêm trái đất. 4-Mộc tinh: Là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời với bán kính xích đạo =11,3 lần của trái đất. Mộc tinh cách xa MT hơn TĐ 5,2 lần. Nó quay quanh MT 1 vòng hết 12 năm nhưng 1 ngày chỉ có 9h50mn. 5-Thổ tinh: Cách MT 9,5 lần khoảng cách TĐ-MT, sao thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệvớib bán kính xích bđạo lớn hơn trái đất 9,5 lầnvà khối lượng bằng 95 lần khối lượng trái đất. Thổ tinh quay quanh MT hết 30 năm TĐ và 1 ngày đêm sao Thổ dài 10h 6-Thiên vương tinh: Cách MT hơn TĐ 19,2 lần, có bán kính lớn gấp 4 lần bán kính TĐ , được phát hiện năm 1781 .Một nămsao Thiên vương tinh bằng 84 năm TĐ và một ngày dài 10h49mn. Một năm có 72 ngàn ngày đêm 7- Hải vương tinh: được phát hiện vào năm 1846, cách xa MT hơn TĐ 30 lần, có kích thước tương đương sao thiên vương và khối lượng bằng 17,2 lần khối lượng TĐ. Một năm sao hải vương dài băng 165 năm TĐ và một ngày đêm ở đây dài 15h 8- Sao Diêm vương: Cách MT 39,37 u.a, được phát hiện vào năm 1930. Sao DV tự quay quanh trục hết 6 ngày đêm TĐ và một năm dài bằng 247 năm TĐ. Bán kính hành tinh này là 1140 km, có tỷ trong bằng 2. Diêm vương tinh được bao phủ bởi một lớp vật chất nănmg hơn nước đá, chủ yếu là methane trắng, ngoài ra còn có N2 và CO dưới dạng băng hà, trọng lực ở đây chỉ bằng 1/380 của TĐ. Sao diêm vương có một vệ tinh duy nhất là Charon phát hiện năm 1978 , cách hành tinh mẹ 19640km và có bán kính 590km. MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

    MẶT TRỜI Mặt trời có khối lượng bằng 330000 lần khối lượng Trái đất. Đường kính mặt trời bằng 109 lần đường kính trái đất và nhiệt độ bề mặt khoảng 6000 độ C. Tất cả mọi thiên thể trong vũ trụ có khối lượng của mặt trơpì đều có khả năng tự nóng sáng. Đó là vì khi vật có khối lượng càng lớn thì sức nặng các lớp vật chất bên ngoài nén vào tâm càng mạnh hay nói cách khác là áp suất ở tâm các vật này là rất lớn. Áp suất trong lòng Mặt trời lên tới hàng trăm triệu atm , do đó nhiệt độ trong lòng mặt trời lên tới hàng triệu độ. Ở nhiệt độ này, các hạt nhân nguyên tố nhẹ như hydro thu được động năng rất lớn đủ để thắng được lực đẩy tĩnh điện và kết hợp chặt với nhau tạo thành hạt nhân heli (được gọi là phản ứng nhiệt hạt nhân hay sự nổ hạt nhân). Chính phản ứng này đã giải phóng ra một năng lượng rất lớn duy trì hoạt động tự nóng sáng của Mặt trời. Mặt trời cách trái đất đúng một u.a, nó cách trung tâm thiên hà 23 ngàn năm ánh sáng và cách rìa thiên hà 13 ngàn năm ánh sáng . Mặt trời chuyển động quanh thiên hà một vòng hết 245 triệu năm Trái đất .Mắt trời tự quay quanh mình hết 27 ngày đêm trái đất tương đương 648 giờ. Một trong những hoạt động chủ yếu của mặt trời là các vết đen mà con người có thể quan sát được. Chu kì vết đen của mặt trời được xác lập vào thế kỷ XIX . Đó là những khu vực hoạt động mạnh mẽ của mặt trời với nhiều vụ nổ và những vòi lửa nhô cao. Chu kì trung bình của các vết đen mặt trời là từ 7 đến 19 năm, ngoài ra còn có các chu kỳ 22 năm , 72 năm, 100 năm, 266 năm. Bán kính trung bình của các vết đen mặt trời là 10.000km. Sự xuất hiện các vết đen này có ảnh hưởng loqwns đến các hành tinh trong đó có trái đất của chúng ta. Khi có các vết đen mặt trời, không khí trên trái đất mất cân bằng tạo ra cấ cơn lốc xoáy và có còn cả bão từ. MẶT TRĂNG: _Mặt trăng cách trái đất 384.400km. _Mặt trăng có diện tích bề mạt là 37,8 triệu km2 và thể tích là 22,01 tỷ km3.Nó chuyển động quanh trái đất và tự quay quanh trục với cùng một chu kì 27,32 ngày, do đó ở trái đất luôn nhìn thấy cùng một phần diên tích của mặt trăng.Phần diện tích này chiếm 59% tổng diện tích bề mặt Mặt Trăng. Mạt Trăng di chuyển quanh trái đất với tốc độ 1km/s. Một năm trên mặt trăng có 13 ngày đêm , trong đó có một nửa là ngày, còn lại là đêm. _Mặt trăng có khối lượng nhỏ hơn trái đất 80 lần và bán kính chỉ bằng 1/4 bán kính trái đất nên trọng lực ở đây chỉ bằng 1/6 trọng lực trái đất. _Do không có các đại dương duy trì nhiệt độ nên có sự chênh lệch rất lớn về nhiẹt độ trong ngày. Phần trung tâm được mặt trời chiếu sáng vào giữa trưa có thể đạt đến 130 độC nhưng đến đêm chỉ còn -170 độ C. TUẦN TRĂNG Như đã nói ở trên, mặt trăng tự quay quanh trục và quay quanh trái đất với cùng chu kì 27,32 ngày đêm. Nhưng thực ra độ dài của một ngày trên mặt trăng (còn gọi là tuần trăng) dài hơn một chút. Hãy tưởng tượng, khi trái đất ở vị trí 1 nào đó tương ứng với thời điểm mặt trăng mặt trời và trái đất thẳng hàng. Nếu đứng từ tâm vùng được chiếu sáng của mặt trăng, người quan sát sẽ thấy mặt trời ngay trên đỉnh đầu. Lúc này là giữa trưa ở mặt trăng. Giả sử mặt trăng chuyển động đúng một vòng quanh trái đất. Trong khi đó trái đất vẫn tiếp tục quay quanh mặt trời đến một vị trí 2 và mặt trăng từ vị trí a lúc đầu đến vị trí b sau khio đi hết một vòng quanh trái đất. Vì mặt trăng luôn hướng một nửa nhất định về trái đất nennên người quan sát đứng ở vị trí như nói trên luôn thấy trái đất ngay trên đỉnh đầu .Nhưng vì ở vị trí 2 của trái đất mặt trăng chuyển động đã dươcdj vừa đúng một chu kì nên mặt trăng trái đất và mặt trời không còn nằm thẳng hàng nữa. Do đó người quan sát chưa thấy mặt trời trở lại đỉnh đầu nên lúc này chưa phải là giữa trưa. Để trở lại thời điểm giữa trưa của mặt trăng, trái đất phải tiếp tục chuyển động đến vị trí 3 nhất định kéo theo mặt trăng đến vị trí c tương ứng để mặt trời , trái đất mặt trăng lại thẳng hàng. Như vậy chu kì ngày của mặt trăng dài hơn chu kì tự quay và quay quanh trái đất của nó (29,53 ngày ) và đúng bằng chu kì của tuần trăng.


    TRÁI ĐẤT CÓ MẤY MẶT TRĂNG?? Trong tác phẩm "De la terre à la Lune" của mình, Jules Verne đã phỏng đoán rằng có một mặt trăng thứ hai của trái đất tồn tại cách trái đất 8140km và quay quanh quỹ đạo hết 3h20mn. Tuy nhiên (hay tất nhiên thì đúng hơn) không có ai tin vào điều này vì cho rằng đây chỉ là chuyện viễn tưởng do nhà văn sáng tác. Nhưng vào khoảng những năm 50 của thế kỉ 19, viên giám đốc đài thiên văn Toulouse đã khẳng định rằng có một Mặt trăng thứ hai. Đó là một thiên thể bay quanh trái đất với chu kì 3h20mn và cách trái đất 5000km. Ý kiến này được vài nhà thiên văn thời đó tán thành nhưng sau đó bị bỏ quên vì dù thiên thể nhỏ dến đâu và bay nhanh đến đâu thì cũng phải có lúc người ta thấy nó bay qua đĩa sáng mặt trời hoặc mặt trăng tạo thành một vệt đen . Dù nó ở gần trái đất đến mức luôn chui vào bóng tối của trái đất thì cũng phải có lúc người ta trôpng thấy nó vào lúc ban mai hay chiều tối. Cơ sở chính cho việc tìm kỉém mặt trăng thứ hai của trái đát là do Lagrange. Khi nghiên cứu bài toán về chuyển động của ba vật thể tương tác, Lagrange đã đi đến kết luận rằng trong điều kiện xác định, các vật thể ấy sẽ tạo trong không gian một tam giác cân thú vị. Mỗi vật thể chuyển động theo quỹ đạo riêng nhưng luôn ở vị trí đỉnh tam giác cân. Bản thân tam giác cân đó không ngừng biến dạng. Trong hệ vật luôn tồn tại những điểm cân bằng đặc biệt. Nếu hệ thống chỉ cób 2 vật ( như hệ trái đất -mặt trăng) thì trong đó sẽ có cái gọi là điểm cân bằng thế, thành lập với hai vật kia những đỉnh tam giác. Trong mặt phẳng chuyển động của hai vật thể này sẽ tồn tại hai tam giác cân có đỉnh trùng nhau là hai vật thể, còn hai đỉnh kia là những điểm cân bằng gọi là những điểm Lagrange. Diểm Lagrange là những cái bẫy trống trong vũ trụ, mọi vật thể rơi vào đây đều mất tốc độ. Chúng sẽ ở lại đấy vĩnh viễn hoặc khá lâu. Khi mật độ các thiên thạch và bụi vũ trụ trong bẫy đã khá lớn, chúng va chạm vào nhau, dần dần mất tốc độ và kết lại với nhau. Quá trình như vậy xảy ra rất chậm . Nhưng qua hàng tỷ năm, tại điểm Lagrange của hệ trái đất- mặt trăng có thể đã tích góp được một lượng vật chất khá lớn và có thể đã đủ để hình thành mặt trăng thứ hai cho chúng ta .


    Đã gửi cách đây 5413 ngày
    avatar

    Đây,cho hết cả Thái Dương Hệ lun.TRÁI ĐẤT

    1.Hình dạng và kích thước trái đất: Vào thời trung cổ, loài người tưởng rằng đất là một mặt bằng và trời là một vòm cầu như một chiếc lồng bàn úp lên mặt đất. Sau này, nhờ việc mở rộng di chuyển và hoạt động, con người mới nghĩ rằng trái đất có dạng cầu. Chuyến đi vòng quanh trái đất đầu tiên do Magenlăng thực hiện vào năm 1521 đã xác định cho dạng cầu của trái đất. Bằng các phép đo đạc chính xác, người ta biết rằng trái đất là một hình cầu không hoàn hảo mà dẹt ở hai đầu. Bán kính xích đạo của trái đất là 6378km trong khi bán kính ở cực chỉ có 6357km. Như vậy chu vi trái đất vào khoảng 4 vạn km. 2. Khối lượng: Áp dụng công thức lực vạn vật hấp dẫn của Newton (F=Gm1m2/r2) có thể tính chính xác khối lượng trái đất vào khoảng 6000tỷ tỷ tấn. Thực chất thì trong suốt thời gian tồn tại của mình, trái đất liên tục ngia tăng khối lượng. Mõi năm, trái đất nhận thêm 30000 tấn bụi vũ trụ. Như vậy trong suốt 4 tỷ năm qua, trái đất đã nặng thêm 1/100triệu khối lượng của nó. 3.Cấu tạo bên trong trái đất: Trong thời kì mới hình thành trái đất , đã xảy ra quá trình phân bố lại vật chất rộng lớn dưới ảnh hưởng của trường trọng lực. Những kim loại ở thể lỏng nặng hơn cả, đi vào trung tâm trái đất. Phần trên là các lớp nóng chảy gồm sunphit, oxit và các kim loại có tính tương tự lưu huỳnh.Các lớp trên cùng gồm xilicat nóng chảyvà các lớp khí, hơi của các nguyên tố nhẹ.Khi nguội lạnh, các lớp trên kết tinh và rắn lại tạo thành vỏ trái đất. Phần dưới vỏ trái đất ở thể lỏng do chịu ảnh hưởng của áp suất lớn nên độ nhớt tăng lên, do đó vận tốc truyền sóng địa chấn bên trong trái đất tăng lên liên tục theo độ sâu. Ở độ sâu 2900km là mặt ranh giới giữa các lớp bao và nhân trái đất, ở đó sóng địa chấn bị phản xạ mạnh Phần trung tâm trái gồm chủ yếu Fe và Ni. Trong hệ mặt trời, hành tinh càng lớn thì mật độ vật chất nặng càng cao. Các thiên thạch trong vũ trụ bao gồm 91% sắt, 8% niken và 1% còn lại gồm phốtpho và coban.

    4. Quỹ đạo trái đất: Trước đây , vào thời trung cổ, người ta quan niệm Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Mẫu địa tâm của Ptôlemy đưa ra khẳng định rằng trái đất ở chính tâm, quay quanh trái đất là 8 mặt cầu của mặt trăng, sao thuỷ, sao kim, mặt trời, sao hoả , sao mộc, sao thổ và các sao cố định.Cho đến tận năm 1543, Nicolai Côpecnich mói chính thức đưa ra công trình của mình. Theo ông thì: _Mặt trời là trung tâm Thái dương hệ.( vì vậy gọi là hệ nhật tâm Côpecnich). _Các hành tinh chuyển động tròn quanh mặt trời theo cùng một chiều với chu kì khác nhau.Hành tinh càng xa có chu kì chuyển động càng lớn. _Trái đất cũng là 1 hành tinh. Ngoài chuyển động quanh mặt trời, trái đất còn tự quay quyanh nó. _Mătrj trăng chuyển động tròn quanh trái đất.

    Tiếp đó, Johanne Kepler (1571-1630) đã dưa ra 3 định luật chuyển động của hành tinh: 1-Các hành tinh chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo elip mà mặt tròi nằm ở một trong hai tiêu điểm của elip quỹ đạo. 2-Đoạn thẳng nối từ mặt trời đến hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng TG bằng nhau. ( còn gọi là định luật tốc độ diện tích bằng hằng số) 3-Bình phương chu kì chuyển động hành tinh tỷ lệ với luỹ thừa bậc 3 của nửa trục lớn quỹ đạo. Như vậy, ngày nay ta đã biết trái đất là 1 phần của hệ mặt trời. Trái đất cách mặt trời trung bình đúng 1 u.a và chuyển động quanh nó một chu kì hết 365,2422 ngày đêm theo quỹ đạo elip. Vệ tinh duy nhất của trái đất là mặt trăng. Mặt trăng cách trái đất 384000km, nó tự quay quanh trục và chuyển động quanh trái đất với cùng một chu kì 27,32 ngày.


    tác giả


    Tìm thêm với Google.com :

    NHÀ TÀI TRỢ
Mời bạn chọn bộ gõ Anh Việt
Bạn còn lại 350 ký tự.
X