• Hoạt động của Gà quay
      Xem tiếp >>
       
      Hoạt động cộng đồng
    • Ngày 23-12-2024
    • Ra mắt từ điển Nhật Việt
    •  
      Gà quay
       
      Trao đổi cá nhân
      Board
      2 of 2
      Bạn phải đăng nhập để gửi tin nhắn đến các thành viên khác!
        
      avatar
      • V15//Currently 4.72/5
      • 1
      • 2
      • 3
      • 4
      • 5
      Điểm: 4.7
      Số bình chọn : 158

      u are welcome

      Đã gửi cách đây 4839 ngày
        
        
      avatar
      • V15//Currently 4.72/5
      • 1
      • 2
      • 3
      • 4
      • 5
      Điểm: 4.7
      Số bình chọn : 158

      HỆ THỐNG QUẢN LÝ 6 SIGMA 6 Sigma là gì? Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh. Trong việc định nghĩa khuyết tật, Six Sigma tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao. 1. Định nghĩa Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: Define (Xác Định), Measure (Đo Lường), Analyze (Phân Tích), Improve (Cải Tiến) và Control (Kiểm Soát). Để tìm hiểu thêm về tiến trình này, vui lòng tham khảo mục số 3 của tài liệu này về DMAIC. Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng, như ISO-9001, hay là một hệ thống chứng nhận chất lượng. Thay vào đó, đây là một hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình. Đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam, điều này có nghĩa là thay vì tập trung vào các đề xướng chất lượng vốn ưu tiên vào việc kiểm tra lỗi trên sản phẩm, hướng tập trung được chuyển sang cải thiện quy trình sản xuất để các khuyết tật không xảy ra. 2. Các chủ đề chính của Six Sigma Một số chủ đề chính của Six Sigma được tóm lược như sau: • Tập trung liên tục vào những yêu cầu của khách hàng; • Sử dụng các phương pháp đo lường và thống kê để xác định và đánh giá mức dao động trong quy trình sản xuất và các qui trình quản lý khác; • Xác định căn nguyên của các vấn đề; • Nhấn mạnh việc cải tiến quy trình để loại trừ dao động trong quy trình sản xuất hay các qui trình quản lý khác giúp giảm thiểu lỗi và tăng sự hài lòng của khách hàng; • Quản lý chủ động đầy trách nhiệm trong việc tập trung ngăn ngừa sai sót, cải tiến liên tục và không ngừng vươn tới sự hoàn hảo; • Phối hợp liên chức năng trong cùng tổ chức; và • Thiết lập những mục tiêu rất cao.

      Đã gửi cách đây 4839 ngày
        
       
      Bạn bè
      2 of 2