• Động từ

    tự cho vào cơ thể thức nuôi sống
    ăn cơm
    lợn ăn cám
    cỏ ăn hết màu
    ăn có nhai, nói có nghĩ (tng)
    Đồng nghĩa: chén, đớp, hốc, măm, ngốn, tọng, xơi, xực
    nhai trầu hoặc hút thuốc
    ăn một miếng trầu
    ăn uống nhân dịp gì
    đi ăn cưới
    về quê ăn Tết
    ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau (tng)
    (máy móc, phương tiện vận tải) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động
    cho máy ăn dầu mỡ
    loại xe này rất ăn xăng (tốn nhiều xăng hơn bình thường)
    tàu đang ăn hàng (nhận hàng để chuyên chở)
    nhận lấy để hưởng
    ăn hoa hồng
    lời ăn lỗ chịu
    làm công ăn lương
    (Khẩu ngữ) phải nhận lấy, chịu lấy (cái không hay; hàm ý mỉa mai)
    ăn no đòn
    ăn đạn


    giành về mình phần hơn, phần thắng (trong cuộc thi đấu)
    ăn con xe
    ăn giải
    ăn nhau ở cái tinh thần
    hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào
    vải ăn màu
    mặt ăn phấn
    cá không ăn muối, cá ươn (tng)
    gắn, dính chặt vào nhau, khớp với nhau
    hồ dán không ăn
    phanh không ăn
    hợp với nhau, tạo nên sự hài hoà
    chụp rất ăn ảnh
    chiếc áo đen ăn với màu da trắng
    làm tiêu hao, huỷ hoại dần dần từng phần
    nước ăn chân
    sơn ăn mặt
    gỉ ăn vào dây thép
    lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó (nói về khu vực hoặc phạm vi tác động của cái gì)
    rễ mạ ăn nông
    sông ăn ra biển
    một thói quen đã ăn sâu trong tâm tưởng
    (Khẩu ngữ) là một phần ở ngoài phụ vào; thuộc về
    đám đất ăn về xã bên
    khoản chi đó ăn vào ngân sách của năm trước
    (đơn vị tiền tệ, đo lường) có thể đổi ngang giá
    một ăn 16.000 đồng Việt Nam

    tác giả


    Tìm thêm với Google.com :

    NHÀ TÀI TRỢ
Mời bạn chọn bộ gõ Anh Việt
Bạn còn lại 350 ký tự.
X