• Danh từ

    thứ chim lớn bay rất cao và xa, theo truyền thuyết; thường dùng trong văn học cổ để ví người anh hùng có cơ hội vẫy vùng
    "Cánh bằng khi gặp gió xa, Tung mây chưa biết lên đà đến đâu." (NĐM)

    Danh từ

    (Từ cũ) vật hoặc việc dựa vào làm tin
    lấy giấy biên nhận làm bằng
    giấy chứng nhận năng lực, trình độ, thành tích
    bằng tốt nghiệp đại học
    bằng lái xe
    Đồng nghĩa: văn bằng

    Tính từ

    không hơn, không kém
    cao bằng nhau
    chia thành hai phần bằng nhau
    không kém (so với cái tiêu biểu được nêu ra)
    bằng chị bằng em
    khoẻ không ai bằng
    "Của cao bằng núi bằng non, Không bằng sớm vợ, sớm con lúc này." (Cdao)

    Tính từ

    có bề mặt là một mặt phẳng, không gồ ghề, không lồi lõm, giống như mặt nước yên lặng
    đất bằng
    san bằng đồn giặc
    "Yêu nhau vạn sự chẳng nề, Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng." (Cdao)
    Đồng nghĩa: phẳng
    Trái nghĩa: gồ ghề, lồi lõm, mấp mô
    có phần ở đầu cùng là một mặt bằng, không nhọn, không lồi lõm
    máy bay cánh bằng
    châu chấu bằng đầu

    Tính từ

    (âm tiết) có thanh ngang hoặc thanh huyền; phân biệt với trắc
    'ba, bà là những tiếng bằng
    vần bằng
    thanh bằng

    Kết từ

    từ biểu thị điều sắp nêu ra là chất liệu, vật liệu cấu tạo của sự vật vừa được nói đến
    bàn bằng gỗ
    quần áo bằng vải lụa
    mái nhà lợp bằng tôn
    từ biểu thị điều sắp nêu ra là phương tiện, phương pháp của hoạt động được nói đến
    đi bằng tàu hoả
    làm bằng tay
    nói bằng một giọng bông đùa

    Kết từ

    từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu mà hành động vừa được nói đến nhất thiết phải đạt tới
    đọc bằng hết mới thôi
    làm cho bằng xong mới nghỉ
    dù đắt cũng phải mua cho bằng được!
    Đồng nghĩa:

    tác giả


    Tìm thêm với Google.com :

    NHÀ TÀI TRỢ
Mời bạn chọn bộ gõ Anh Việt
Bạn còn lại 350 ký tự.
X