• Danh từ

    (Từ cũ, Ít dùng) tên gọi chung viên chức sơ cấp chuyên làm công việc bàn giấy trong bộ máy nhà nước phong kiến
    quan tham, lại nhũng (tng)

    Động từ

    di chuyển ngược chiều với sự di chuyển vừa nói đến trước đó
    kẻ đi người lại
    đánh kẻ chạy đi, chứ ai đánh người chạy lại
    di chuyển trong phạm vi gần, đến chỗ của mình, của người thân quen hoặc những nơi xung quanh mình
    con lại đây với mẹ!
    mời cụ lại nhà
    anh ngồi đây, tôi lại đằng này có chút việc
    từ biểu thị sự lặp, sự tái diễn của một hoạt động vì lí do nào đó thấy là cần thiết
    đập đi xây lại
    điều đó cần phải suy nghĩ lại
    đoạn này nên viết lại
    từ dùng phối hợp với đi trước đó để biểu thị sự lặp, sự tái diễn nhiều lần của cùng một hành động, một hiện tượng hay của hai hành động, hai hiện tượng ngược nhau nhưng thuộc cùng một phạm trù
    đọc đi đọc lại mà vẫn chưa hiểu
    hỏi đi, hỏi lại cặn kẽ
    mấy lần chết đi sống lại
    từ biểu thị tính chất ngược chiều của hoạt động so với một hoạt động khác trước đó (đã nói hoặc đã biết)
    bán lại cái xe
    trả lại tiền thừa
    cãi lại
    từ biểu thị tính chất ngược chiều của một hoạt động hay một quá trình hướng về cái ở đằng sau, cái đã qua, cái ban đầu
    xe lùi lại
    nhớ lại chuyện cũ
    người như trẻ lại
    từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm quy tụ về một chỗ hoặc thu nhỏ, thu hẹp phạm vi của hoạt động hay quá trình
    dồn lại thành một đống
    xích lại gần nhau
    nằm co người lại
    từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm kìm giữ, kìm hãm, không để cho mở rộng, vận động, phát triển
    gói quần áo lại
    níu lại, không cho đi
    tạm gác việc này lại
    (Khẩu ngữ) từ biểu thị khả năng đối phó được, đối phó có hiệu quả
    đánh không lại
    trở ngược về trạng thái cũ, như trước khi có sự biến đổi
    ăn cho lại sức
    ốm giờ vẫn chưa lại người

    Phụ từ

    từ biểu thị tính chất lặp, tái diễn hay tiếp nối của một hoạt động, một hiện tượng
    trời lại mưa
    bệnh cũ lại tái phát
    đâu lại vào đấy cả
    từ biểu thị hoạt động, tính chất trái với lẽ thường của sự việc, hiện tượng
    đã không biết lại còn cãi
    sao lại nghĩ thế?
    "Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa." (TKiều)

    tác giả


    Tìm thêm với Google.com :

    NHÀ TÀI TRỢ
Mời bạn chọn bộ gõ Anh Việt
Bạn còn lại 350 ký tự.
X